Phòng chống bệnh tiêu chảy cấp

Phòng chống bệnh tiêu chảy cấpTiêu chảy cấp là một bệnh nguy hiểm, không chỉ vì nó có thể dẫn tới những biến chứng trong một thời gian ngắn mà còn bởi tính lây nhiễm của nó. Tiêu chảy cấp dễ thành dịch tiêu chảy, nhất là vào mùa hè và ở trẻ em.

phòng chống bệnh tiêu chảy cấp

Phòng chống bệnh tiêu chảy cấp

Mùa hè, khí hậu nóng ẩm là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus gây tiêu chảy bùng phát và xâm nhập qua đường thức ăn, đồ uống. Vi khuẩn và những độc tố của chúng gây nên bệnh tiêu chảy do nhiễm khuẩn. Ngoài ra, những người mắc các bệnh mạn tính ở đường tiêu hoá như viêm loét dạ dày – tá tràng… cũng dễ bị tiêu chảy hơn người bình thường.
Bệnh tiêu chảy cấp rất nguy hiểm vì tính lan truyền của nó. Theo PGS. TS. Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai, sở dĩ bệnh trở thành dịch là bởi phần lớn virus gây tiêu chảy tồn tại trong không khí và dễ phát triển khi điều kiện vệ sinh không bảo đảm, rất dễ lây chéo từ người này sang người khác. Sự thiếu kiến thức về bệnh cũng như ý thức kém trong vệ sinh cá nhân và vệ sinh ăn uống sẽ khiến bệnh tiêu chảy nguy hiểm hơn.
Tiêu chảy là tình trạng số lần đi đại tiện tăng, thường mỗi ngày trên 3 lần, phân loãng hoặc như nước, có khi còn lẫn những chất không bình thường như thức ăn chưa tiêu hóa, niêm dịch, máu mủ. Khi bị tiêu chảy dễ làm rối loạn nước và chất điện giải, dẫn đến mất nước, kali thấp, natri thấp và canxi thấp. Khi tiêu chảy nặng, nếu không kịp thời bổ sung nước, khiến dung lượng máu trong cơ thể giảm thấp dẫn đến choáng, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng.

Triệu chứng

Những người mắc bệnh tiêu chảy thường có các triệu chứng như bụng đầy hơi, đau âm ỉ hoặc đau quặn lại; phân lỏng, không thành khuôn; phân dạng nước; có cảm giác không kìm được khi đi ngoài; buồn nôn và nôn. Ngoài các triệu chứng mô tả ở trên, các triệu chứng tiêu chảy phức tạp có thể có biến chứng nghiêm trọng bao gồm có máu, chất nhầy, hoặc thức ăn không tiêu trong phân; sốt; mất nước từ nhẹ đến nặng (khát nước, da khô, nhăn nheo, hốc hác, mắt trũng, mạch nhanh, huyết áp hạ, có khi không đo được huyết áp, tiểu tiện ít hoặc vô niệu, chân tay lạnh)... và có thể dẫn đến tử vong.

Phòng chống bệnh tiêu chảy cấp

Để phòng bệnh tiêu chảy cấp, mỗi người cần có ý thức trong ăn uống và vệ sinh. Không ăn các loại thức ăn chưa nấu chín như rau sống, tiết canh, gỏi cá, nem chạo, nem chua, không uống nước lã… Tốt nhất nên ăn ngay sau khi nấu chín, không ăn thức ăn đã nấu chín nhưng để thời gian quá lâu mà không được bảo quản cẩn thận vì có thể ruồi, nhặng hoặc gián xâm nhập mang theo mầm bệnh trong đó có vi khuẩn tả.
Không nên dùng nước ao hồ, sông, suối để rửa thực phẩm. Dụng cụ dùng để chế biến thực phẩm, dùng trong bữa ăn như bát, đũa, cốc, chén, muôi, thìa… sau khi rửa sạch bằng nước lã cần được nhúng qua nước đang đun sôi, nhất là ở những nơi đang xảy ra dịch tiêu chảy. Riêng đối với bệnh tả – một trong những loại dịch tiêu chảy cấp, cần dự phòng bằng vacxin đối với những vùng có nguy cơ dịch bùng phát. Đây là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất hiện nay, đơn giản mà lại rất hiệu quả. Đối với những người làm công tác y tế, thì cần phát hiện người lành mang vi khuẩn tả, nếu phát hiện có người mang vi khuẩn tả cần phải điều trị triệt để và xử lý nguồn chất thải đúng quy trình.
Nguồn: sưu tầm
(phongchongbenh) - Phòng chống bệnh tiêu chảy cấp
Phòng chống bệnh tiêu chảy cấp Phòng chống bệnh tiêu chảy cấp Reviewed by Ước gì on tháng 8 16, 2017 Rating: 5

Không có nhận xét nào:

Được tạo bởi Blogger.